Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

 Khánh Xuân là xã vùng cao biên giới năm ở phía Đông Bắc của huyện Bảo Lạc. Trung tâm UBND xã cách trung tâm huyện 8.2km.         

Phía đông giáp xã Xuân Trường; phia Tây giáp Thị Trấn Bảo Lạc; Phía Nam giáp Phan Thanh; Phía Bắc giáp xã Cô Ba.

Diện tích, dân số - Diện tích:  

Diện tích tự nhiên toàn xã 5753ha - Dân số: 599 hộ gồm 3143 nhân khẩu (số liệu năm 2021). Trên địa bàn có 4 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống gồm: Tày, Nùng, Hmông, Dao

Địa hình:

Địa hình núi đá cao phức tạp chủ yếu là hệ thống núi đá vôi xen kẽ là các thung lũng hẹp với hình thái khác nhau, gồm 13 xóm: Cốc Pục, Bản Phuồng, Kha Rào, Nà Luông, Bản Diềm, Lũng Piao, Mác Nẻng, Lũng Rỳ, Pác Kéo, Lũng Chàm, Hò Lù, Lũng Quẩy, Cà Lò.

Khí Hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, lượng mưa ít, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió lạnh gây ra hạn hán và sương muối, băng giá ở các xóm vùng núi đá dài ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng khoảng 20-30 độ, nhiệt độ cao nhất có lúc lên đến 38 độ, nhiệt độ thấp nhất xuống đến 1 độ.

Đồi, đèo, hồ, suối

* Đồi Lằm Chắp (Diêu hâu đậu): Độ cao 1184m, nằm giáp ranh giữa Khánh Xuân và xã Phan Thanh nằm chếch về phía Nam, quan sát được các xã Phan Thanh, Thị Trấn, Cô Ba, Hồng Trị, Thượng Hà, Bảo Toàn... đây là địa thế quân sự, quanh năm có gió và se lạnh về chiều tà mùa hè.

* Đèo có tên gọi Khau Mè Pia (Mẹ cá: Xuất phát từ xóm Bản Diềm về xã Xuân Trường gắn với sự tích Ông thần kéo một con cá mẹ ngược sông Gâm ý định dựng thành con suối mới chảy từ Đồng Mu xuống, đến đó nghỉ ăn cơm trưa và bị họ chặt đứt đuôi con cá. Hiện nay nhìn tảng đá năm dài dưới đường đi giống hình con cá.

* Hồ Thôm Lồm: Nằm tại xóm Bản Diềm, có diện tích khoảng 13.814,1m2, độ sâu 15-25m, là hồ có nhiều loài cá nước ngọt sinh sống, là địa điểm nằm trong kế hoạch phát triển du lịch của địa phương.

* Suối: Dài khoảng 2.5 Km, gọi là "Tà Giang" dưới lòng Nặng Giàng của Bản Diềm, bắt nguồn từ Nặm Dèn Phan Thanh chảy về Nặm Giàng xuống hàng đá ngầm chảy thông ra Sông Gâm.

 

Tin mới
Đăng nhập